Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn: Các sở, ngành, đơn vị, địa phương phải rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên môn để sắp xếp, giảm đầu mối...
Quan điểm xuyên suốt trong việc xây dựng đề án Trung tâm hành chính công tỉnh và Trung tâm hành chính công ở một số đơn vị cấp huyện phải có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu đột phá về CCHC nói chung và về cải cách TTHC gắn với hiện đại hóa nền hành chính, phù hợp điều kiện thực tiễn Hà Tĩnh, nhất là theo hướng phục vụ tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân.
Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng – Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, việc thành lập Trung tâm hành chính công là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá lại bộ máy từ thôn xóm đến xã, huyện để nơi nào có thể triển khai sáp nhập ngay, nơi nào làm từng bước một. Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị có thể tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ từng phần.
Việc nhất thể hóa chức danh bí thư - chủ tịch và người đứng đầu các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cũng cần phải triển khai sớm. Muốn nhất thể hóa tốt thì phải chuẩn bị đội ngũ cán bộ đạt chuẩn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng cũng cho rằng, việc nhất thể hóa các chức danh đòi hỏi chất lượng, năng lực của người đứng đầu phải thực sự có tâm, có tầm.
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn hơn Quảng Ninh thì Hà Tĩnh phải học, lựa chọn những cái phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình. Nên tập trung vào xây dựng, vận hành Trung tâm hành chính công tỉnh, Trung tâm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư cấp tỉnh. Đối xử bình đẳng với doanh nghiệp, nhà đầu tư, không để xẩy ra tình trạng “trên thảm, dưới đinh”, phục vụ tốt nhân dân. Muốn vậy phải công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng; sáp nhập giảm bớt đầu mối…
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, việc triển khai xây dựng Đề án Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế và các đề án liên quan đến CCHC phải được sự thống nhất, đồng thuận cao của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn của Quảng Ninh để triển khai các đề án đạt hiệu quả tốt nhất, mang tính bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng, căn cứ thực tiễn đòi hỏi, việc thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện và Trung tâm hỗ trợ đầu tư là rất cần thiết và phải làm sớm. Trước hết, tiến hành ở tỉnh và chọn một vài đơn vị thí điểm cấp huyện.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên môn để sắp xếp, giảm đầu mối, tinh giảm biên chế; thống nhất nhất thể hóa, kiêm nhiệm một số chức danh từ cấp thôn xóm, xã đến huyện; sáp nhập các cơ quan đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ tương đồng theo hướng “một chức năng, một nhiệm vụ chỉ có 1 người hoặc 1 đơn vị chủ trì thực hiện, chịu trách nhiệm”; chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ...
Việc tổ chức thực hiện xây dựng các đề án khẩn trương, cẩn trọng, chắc chắn, với tinh thần quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, công minh bạch, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
tiếp tục, thường vụ, tỉnh ủy, cải cách, ủy viên, bí thư, chủ tịch, chủ trì, sôi nổi, thảo luận, nội dung, liên quan, kế hoạch, xây dựng
Ý kiến bạn đọc